NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT DIỄN GIẢ CHUYÊN NGHIỆP

Những yếu tố tạo nên một diễn giả chuyên nghiệp
Những diễn giả giỏi thường rất khác người. Nhưng họ thực ra cũng không hề hoàn hảo và cũng hay mắc lỗi như bao người khác. Vậy thì những phẩm chất gì đã giúp họ tỏa sáng ? Điều gì làm nên sức thuyết phục ở họ? Làm thế nào họ tác động đến mọi người và khiến mọi người hành động? Hãy cùng VPLACE tìm hiểu tại sao họ lại có thể trở thành một diễn giả chuyên nghiệp nhé!

1. BIẾT CÁCH NÓI CHUYỆN

Một diễn giả chuyên nghiệp cần phải hiểu rõ biết vai trò của những kiến thức từ thời xa xưa lẫn kiến thức khoa học hiện đại trong việc  trí tuệ cổ xưa và khoa học hiện đại đã nói gì về những cách hiệu quả nhất để xây dựng và truyền tải ý tưởng bài nói chuyện của mình. Đây được coi là nguyên tắc cơ bản của thuật hùng biện. Nhưng nếu họ không biết hay vận dụng được kiến thức này thì , họ sẽ chỉ giống như người đi lang thang trong bóng tối cố gắng và cố gắng để phát minh ra những gì đã có từ lâu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT SỰ CHÚ Ý CHO BÀI THUYẾT TRÌNH

2. SỐNG ĐAM MÊ VÀ CÓ MỤC TIÊU

Một diễn giả chuyên nghiệp tuyệt vời cần hiểu rõ mục tiêu mà mình đang theo đuổi. Luôn đam mê với bất kỳ thứ gì mình nói. Bởi vì họ sẽ thuyết phục người khác không chỉ bằng những lập luận sắc bén. Mà bằng cả chính niềm đam mê của mình. Niềm đam mê sẽ làm người khác bị thuyết phục, không chỉ vì những lập luận. Mà còn vì người diễn giả rõ ràng đang thể hiện niềm yêu thích với những gì mà anh ta muốn khán giả chấp nhận.

3. CÁ TÍNH

Cá tính tạo nên sự khác biệt ở mỗi con người. Tất cả chúng ta sinh ra đều có cá tính riêngvới cá tính của riêng mình, nhưng nhiều người lại đánh mất nó khi bước lên sân khấu. Bạn không nhất thiết phải là một người ấm áp hay chu đáo cho dù đây là một phẩm chất dễ thu hút người khác. Thực tế thì, người diễn giả chỉ cần thể hiện được sự cởi mở, chân thành và quyết tâm của mình khi chia sẻ hay nói chuyện với khán giả. Bởi vì cảm giác gần gũi mà anh ta tạo ra lại chính là cái mà người nghe cần.

4. SÁNG TẠO

Công việc chính của một nhà diễn giả là diễn thuyết. Vì vậy điều mà họ cần làm là biến những điều đơn giản thành những điều thú vị, và nói những điều thú vị theo cách thật đơn giản. Một người vẫn có thể trở thành một diễn giả giỏi mà không cần đến sự sáng tạo, nhưng chính sự sự tuyệt vời đến từ khả năng sáng tạo lại làm nên những điều tuyệt vời. Giống như cách mà Weyth thu hút sự chú ý của mọi người trong buổi diễn thuyết đầu tiên của mình bằng cách mô tả việc bổ một quả dừa với một chiếc lông vũ và tìm thấy trong đó một ông già tí hon ngồi trên chiếc ghế nhựa đang nhấm nháp một ly pina colada.

Những yếu tố tạo nên một diễn giả chuyên nghiệp

5. KẾT NỐI VỚI MỌI NGƯỜI

Sự thật thì người diễn giả tài năng là người có khả năng lôi cuốn tâm trí của người nghe dù họ đang chìm đắm trong những suy nghĩ của riêng mình. Đó cũng là người sẽ tạo ra một mối liên kết bằng cách hướng sự quan tâm của khán giả vào chủ đề mà anh ta nói đến. Như thể cách mà Tổng thống Obama biến cuộc nội chiến của Ukraine thành mối lo ngại chung của tất cả mọi người chứ không của riêng người Ukraine.

6. MỘT DIỄN GIẢ CHUYÊN NGHIỆP NÓI PHẢI DỄ HIỂU

Một diễn giả giỏi là người luôn nói mọi thứ theo cách đơn giản nhất. Họ sử dụng những ngôn ngữ hàng ngày,hay các câu ngắn gọn khác nhau để khiến những chủ đề phức tạp trở nên rõ ràng và dễ hiểu. Họ không phô diễn chuyên môn bằng cách sử dụng từ ngữ chuyên ngành nhưng lại sử dụng những phép ẩn dụ để vừa thu hút khán giả lại vừa có thể tạo ra cảm giác gần gũi cho người nghe.

7. KHÔNG SỢ THẤT BẠI

Cũng giống như những người khác, các diễn giả giỏi đều tự  đứng lên bằng đôi chân của mình sau những thất bại để rút ra bài học cho bản thân. Với họ, không có gì gọi là một bài thuyết trình hoàn hảo và mỗi lần nỗ lực lại là một trải nghiệm mới. Một diễn giả thành công phải là người sẵn sàng chấp nhận thất bại bởi nếu không anh ta vĩnh viễn không thể trưởng thành.

Những yếu tố tạo nên một diễn giả chuyên nghiệp

8. KHÔNG NGẠI LÀM VIỆC NĂNG NHỌC

Lawrence Olivier đã nói với các diễn viên rằng :Muốn trở thành một diễn giả tài ba, bạn cần có sức khỏe của một con trâu và sự dẻo dai của một con ngựa. Bởi vì Lawrence Olivier đã nói với nói như vậy về các diễn viên rằng “Cuộc sống trên sân khấu sẽ tốn rất nhiều sức lực của bạn”. Bạn không những phải luôn có năng lượng dồi dào mà còn phải giữ tình thần vui vẻ và hạn chế tối đa căng thẳng. Bạn thậm chí cũng phải thường xuyên phải dậy sớm, thức khuya, rồi thỉnh thoảng tỉnh dậy lúc nửa đêm – để viết, để đảm bảo không có sai sót và để khiến tìm cách tiếp cận thành công các đối tượng khán giả khác nhau.

9. ĐỪNG ĐỂ BỤNG NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC NÓI

Người diễn giả giỏi cần phải “mặt dày” và đặc biệt gan lì. Bạn lúc nào cũng phải tin vào chính mình và tin vào  những gì mà bạn nói. Dù cho thành công của bạn có phụ thuộc vào ý kiến ​​của người khác đi chăng nữa, thì bạn cũng không nên thể quá quan tâm đến suy nghĩ của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn càng nổi tiếng thì sẽ có càng có nhiều người không thích bạn. Hãy nhìn tổng thống mà xem, nếu 51% đại biểu thích ông ta thì , 49% còn lại sẽ không ủng hộ ông ta tý nào.

10. MẪN CẢM

Không có gì tệ hơn việc một diễn giả luôn thích nghe những gì chính mình nói ra mà không thàm quan tâm đến nó ý nghĩa gì.

Bloviate là từ mà những người chuẩn bị bài phát biểu cho Warren Harding – tổng thống Mỹ đời thứ 29 đã phát minh ra để ám chỉ khả năng nói rất nhiều nhưng lại chẳng có ý nghĩa gì của vị tổng thống này. Và sự mẫn cảm là điều mà ông đã luôn quên trong mỗi bài phát biểu của mình. Warren không nhận ra rằng: mẫn cảm mới là thứ có thể khiến ông ta trở nên cởi mở, nhạy cảm và có tiếp cận dễ dàng hơn trong việc nói chuyện với người khác. Đây cũng là một trong những đặc điểm dễ thu hút người nghe, nhưng không có nghĩa là ông ta phải trở nên nhạy cảm đến mức ủy mị.

Ngoài ra, theo Weyth còn có một số kỹ năng phụ trợ khác mà bạn nên rèn luyện để thực sự trở nên tỏa sáng trên sân khấu.

11. MỘT DIỄN GIẢ CHUYÊN NGHIỆP PHẢI CÓ GIỌNG NÓI BIỂU CẢM

Giọng nói của một diễn giả giỏi luôn thay đổi linh hoạt từ cường độ, âm lượng đến tốc độ. Trong một bài diễn thuyết thì giọng của diễn giả được coi là nhạc cụ duy nhất trong dàn nhạc. Vì vậy, nó không bao giờ được phép đơn điệu mà phải giống như dãy núi nhấp nhô: lúc lên cao khi xuống trầm, khi thủ thỉ nhẹ nhàng khi hào hùng mãnh liệt với cao độ, âm lượng, và nhịp điệu luôn luôn biến đổi.

12. KHIẾU HÀI HƯỚC

Bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải nói đùa nhưng sẽ tốt hơn nếu gây được ấn tượng là người biết cách tạo cảm giác ấm áp và dễ chịu. Khi được hỏi về những yếu tố quan trọng nhất của một bài phát biểu, Ted Sorenson người chuẩn bị bài phát biểu của Kennedy nói rằng: “Ngắn gọn, tếu táo và giàu tính nhân văn”. Weyth cho rằng mặc dù Ted không sắp xếp những yếu tố trên theo thứ tự tầm quan trọng, nhưng nếu bạn có thể làm cho mọi người cười tức là bạn đang có một lợi thế so với những người không làm được điều này.

quy tắc thuyết trình trước đám đông

13. TRANG PHỤC NHÃ NHẶN

Lãnh đạo các công ty lớn và các quốc gia phương Tây có xu hướng đi mang giày đen, mặc đen với bộ com-lê và thắt chiếc cà vạt truyền thống. Tuy nhiên, ở một số nơi, giày nâu vẫn được chấp nhận. Còn đối với phụ nữ, trang phục lịch sự là bộ đồ công sở, hoặc âu phục, hay là váy kết hợp áo khoác. Trang phục công sở đơn giản có thể là áo sơ mi có cổ hoặc một chiếc áo len, quần kaki hoặc quần âu, cùng với một đôi giày đẹp. Nhưng hãy coi chừng chiều cao của đôi giầy đó vì nó có thể khiến bạn gặp sự cố ngay khi vừa bước lên sân khấu.

14. CÓ CHUYỆN ĐỂ KỂ

Bạn có thể bắt đầu bằng việc kể những câu chuyện để thể hiện bạn là ai. Và để nói lên minh họa quan điểm của bạn. Đó nên là những câu chuyện của riêng bạn, chứ không phải vay mượn từ các người khác. Vì những điều chân thực mới cái người ta luôn muốn nghe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *