Khai sáng bí mật ” Người Do Thái dạy con làm giàu”

Người do thái dạy con làm giàu

Ngày 29/02 tại hội trường VLACE diễn ra một buổi hội thảo về khai sáng bí mật ” Người Do Thái dạy con làm giàu”. Có đến 4 diễn giả trong buổi hội thảo đó là:

  • Ms Ân Thúy Nga (Chuyên gia giáo dục sớm)
  • Ms Nguyễn Thường Vân (Thiên Sứ Lạc An)
  • Ms Nguyễn Thị Hải (Người gieo hạt kim cương)
  • Ms Chu Len (Chuyên gian quản trị tài chính)

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, văn bản

Nhờ cách giáo dục trẻ em vô cùng khác biệt bạn sẽ tìm thấy sau khi đọc trọn vẹn cuốn sách Bí Mật Người Do Thái Dạy Con Làm Giàu. Trong khi văn hóa Á Đông đề cao việc rèn luyện đạo đức thì người Do Thái chú trọng việc dạy trẻ em kiếm tiền. Trẻ em được hình thành kỹ năng kinh doanh và nhận thức thực tế từ rất sớm, giúp chúng biết quý trọng đồng tiền và làm ra của cải cho xã hội ngay từ nhỏ.

Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.

Cách dạy con nhận biết tiền của người Do Thái

Tại hội trường VPLACE các diễn ra đã truyền đạt kiến thức đến những người làm cha mẹ tham gia chương trình. Trẻ con Do Thái tiếp xúc với tiền khi chỉ mới lẫm chẫm bước đi. Cha mẹ cho con cầm nắm, chơi và phân biệt tiền xu, tiền giấy, mệnh giá tiền của từng tờ.

Đồng thời, cha mẹ dạy con biết tiền này từ đâu mà có, phải làm gì để có tiền và tiền có thể mua bất cứ thứ gì con muốn. Khi đã quen với sự có mặt của tiền, trẻ lớn hơn sẽ biết dùng tiền mua đồ đạc, trao đổi hàng hóa.

Họ dạy con cách giữ tiền từ nhỏ

Nhiều quốc gia khác không cho trẻ 3-5 tuổi tiền tiêu vặt. Người Do Thái lại không như vậy. Họ cho con giữ tiền từ khi còn nhỏ và cho con hiểu rằng khoản tiền đó con phải quản lý theo nhu cầu chi dùng.

Khi cha mẹ đã cho tiền tiêu vặt, con không được xin tiền mua kẹo bánh, đồ chơi và dựa dẫm vào cha mẹ. Với khoản tiền đó, nếu con xài hết, con phải nhịn các khoản khác.

Trẻ 10-12 tuổi sẽ được cha mẹ mở cho tài khoản riêng mang tên mình ở ngân hàng, kèm một số tiền nhất định. Với tài khoản này, con trải nghiệm việc cùng cha mẹ thực hiện các thủ tục ngân hàng. Con sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với tài khoản này, và chi dùng rất thông minh để không xài phí “gia tài” của mình.

Cha mẹ sẽ theo sát con trong những năm đầu, khi con chưa có kỹ năng quản lý tiền bạc. Nếu vì món đồ chơi nào đó trẻ tiêu hoang, cha mẹ sẽ cảnh báo khả năng con “phá sản”.

Đồng thời, họ cùng con lập kế hoạch chi tiêu. Con không kháng lại được món đồ chơi và quyết định trút hầu bao mua? Không sao, con sẽ không còn tiền cho món khác. Dù con có khóc lóc năn nỉ, cha mẹ cũng không bao giờ mua cho con vừa lòng. Phải chịu trách nhiệm về việc chi tiêu, trẻ em Do Thái biết “liệu cơm gắp mắm”, không mè nheo vòi vĩnh.

Trẻ em Do Thái được dạy kỹ năng kiếm tiền

Trẻ em các nước khác thường chỉ có cách giảm chi để bảo toàn tài khoản của mình. Người Do Thái tiến hơn một bước. Họ khuyến khích con cái có nhu cầu chi dùng, nhưng phải tìm cách tăng thu để bảo vệ tài khoản.

Họ bồi dưỡng ý thức kiếm tiền của con để cho chúng hiểu được những quy tắc kiếm tiền, quy tắc quay vòng vốn, hiểu được những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua những ví dụ thực tế trong lao động.

Trẻ có rất nhiều cách có thể kiếm tiền: Bán nước chanh vào ngày nghỉ, thanh lý những món đồ mình không dùng tới, trông trẻ, làm vườn… Đồng tiền từ sức lao động của chính mình là bài học vỡ lòng cho trẻ em Do Thái, mang đển của cải vật chất và cả tinh thần.

Trẻ em Do Thái học kỹ năng quản lý tài sản theo nguyên tắc “Năm chiếc lọ”

Không chỉ tạo tài khoản ngân hàng cho con, người Do Thái có rất nhiều cách dạy con quản lý tài sản. Ngay từ nhỏ, họ đã dạy con quản lý tài chính theo nguyên tắc “Năm chiếc lọ, chia tiền thành nhiều khoản khác nhau để quản lý cho chặt chẽ. Những thao tác ngân hàng như mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền, lãi suất tiền gửi, nhận tiền… đều trở thành kỹ năng quen thuộc của trẻ em Do Thái.

Không chỉ vậy, trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em cũng được dạy cách quản lý sử dụng năng lượng trong gia đình, chi phí sinh hoạt hàng tháng, dành dụm tiền đóng học phí các lớp ngoại khóa, dành tiền học đại học…

Kỹ năng dùng tiền cho cuộc sống tốt đẹp

Không biến con cái mình thành những cái máy kiếm tiền lạnh lùng, người Do Thái đưa tiền bạc thành triết lý sống. Quản lý tốt tiền bạc, thái độ với đồng tiền được xem như cách giáo dục đạo đức và cách ứng xử cho trẻ. Từ những bài học về tiền bạc, con trẻ sẽ được truyền thụ nhân sinh quan về cuộc đời.

Trẻ cũng thường xuyên tham gia các hoạt động gây quỹ cộng đồng. Trẻ sẽ hiểu đồng tiền kiếm được chân chính tạo nên giá trị con người, giúp con người thực hiện được những điều mình thích. Đồng thời, đồng tiền ấy có thể san sẻ với những người bất hạnh, mang lại cuộc sống tốt đẹp và công bằng hơn.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, trong nhà

Với buổi hội thảo về khai sáng bị mật ” Người Do Thái dạy con làm giàu”. Những người làm cha, làm mẹ chắc chắn đã hiểu được lý do và cách dạy con của người Do Thái. Và có thể áp dụng vào việc dạy con của mình. Chương trình đã diễn ra thành công với sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ VPLACE.

Nếu bạn đang có nhu cầu thuê một địa điểm để tổ chức chương trình đào tạo. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, VPLACE – Đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê phòng hội trường, phòng hội thảo, phòng đào tạo tại Hà Nội.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỆT NAM

📌 Hotline: 0912 123 267 – 0989 618 532
📌 Email: hoitruonghanoi@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *