Bí Quyết Giúp Diễn Giả Giữ Gìn Giọng Nói

Phương pháp giữ gìn giọng nói

Đối với những diễn giả, việc mất đi giọng nói là một thảm họa nghề nghiệp. Chính vì thế việc giữ gìn giọng nói là cần thiết đối với diễn giả. Giọng nói góp phần rất quan trọng trong việc truyền tải thông điệp tới các học viên. Một giọng nói hay truyền cảm sẽ giúp cho diễn giả có thể tự tin đứng trước các học viên và truyền tải những kinh nghiệm hay và tốt nhất. VPLACE sẽ chia sẻ một số phương pháp giữ gìn giọng nói.

Phương pháp giữ gìn giọng nói

1. Không được nói quá to

Việc các diễn giả cố gắng nói thật to là nguyên nhân phá hỏng giọng nói nhanh nhất. Do đó mà dù sử dụng bất cứ biện pháp nào hay kĩ thuật truyền đạt kiến thức nào. Bạn vẫn nên giữ giọng nói ở mức độ vừa phải. Hãy sử dụng Micro để nói trước đám đông để bạn không phải nói quá to. Điều này sẽ tránh việc bạn phải nói quá to, ảnh hưởng đến giọng nói của bạn.

2. Hãy nói chậm lại

Rất nhiều diễn giả đã từ gặp phải vấn đề này. Họ nói quá nhanh nên sẽ rất nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi. Bởi khi nói quá nhanh sẽ làm cho các dây thanh quản duỗi căng và chặt khít lại. Khi đó những căn bệnh sẽ có thể xảy đến với bạn.

Nói quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc truyền đạt kiến thức. Vì nếu nói quá nhanh các học viên sẽ khó có thể nghe được các bạn đang nói gì. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức mà bạn truyền đạt.

3. Hãy cảm nhận và điều tiết hơi thở của bạn

Trong suốt buổi hội thảo, đào tạo hãy cố gắng tự kiểm tra để đảm bảo hơi thở của bạn đều đặn và ổn định. Bạn nên điều tiết hơi thở của bạn như một bài tập để giữ được một giọng nói khỏe mạnh.

Vào cuối ngày, Khi nằm xuống ngủ, bụng của của chúng ta sẽ phồng lên khi chúng ta hít thở và xẹp lại khi chúng ta thở ra. Bạn nên cố gắng hít thở bằng bụng và phổi sẽ hít được nhiều không khí hơn giúp bạn tiết kiệm được năng lượng. Từ đó sẽ có sức làm việc bền vững hơn trong những ngày dài bận rộn.

Phương pháp giữ gìn giọng nói

4. Xác định cao độ tự nhiên của giọng nói

Bạn có biết khi phải nói nhiều, nhưng nói trong khoảng âm lượng phù hợp thì chúng ta sẽ ít căng thẳng hơn không?

Một số diễn ra cố gắng nói tông cao hơn so vơi gọng nói tự nhiên để thể hiện sự tự tin hay nói thấp hơn để truyền đạt sự thân thiện hay cảm xúc. Nhưng cả hai đều sẽ làm cho dây thanh quản bị tổn thương nếu bạn thường xuyên lạm dụng nó.

Chính vì thế, hãy xác định phạm vi âm thanh mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi nói. Nếu giọng nói khi bạn truyền tải kiến thức, kinh nghiệm khác xa so với giọng nói bình thường của bạn, bạn sẽ có thể bị căng thẳng hoặc khó chịu.

5. Thường xuyên tập luyện cho giọng nói của bạn

Không phải là giọng nói của bạn chưa hay, chưa thu hút người khi khi nói trước đám đông. Mà bạn chưa biết cách, giọng nói của bạn chưa được tập luyện. Chính vì thế hãy tập luyện cho giọng nói của bạn đủ khỏe để thu hút được người nghe. Mỗi ngày hãy dành một chút thời gian để tập luyện, đảm bảo rằng trong thời gian ngắn bạn sẽ có được một giọng nói hay, khỏe và thu hút được người nghe.

6. Uống nhiều nước

Chìa khóa để giữ gìn giọng nói cũng như cơ thể chính là uống nhiều nước. Tuy nhiên phải loại bỏ các đồ uống có chứa caffein vì chúng có thể làm cổ họng của bạn bị khô. Nước sẽ giúp bôi trơn các dây thanh quản, ngăn ngừa sự hao mòn và cảm giác đau rát khi nói.

Sdfgssfgs Optimized

7. Hãy giữ gìn sức khỏe

Giọng nói sẽ nhanh chóng trở nên yếu ớt nếu sức khỏe của bạn không tốt. Chính vì thế việc giữ gìn sức khỏe là rất quan trọng đối với mỗi diễn giả. Hãy có những biện pháp phòng tránh cảm cúm, sốt trong mỗi mùa lạnh để có thể bảo vệ được giọng nói.

Hãy áp dụng những phương pháp giữ gìn giọng nói để có được một giọng nói hay, truyền cảm và thu hút. Điều này sẽ giúp bạn tự tin đứng trước các học viên của mình.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỆT NAM

📌 Hotline: 0912 123 267 – 0989 618 532
📌 Email: hoitruonghanoi@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *