Sự kiện tri ân khách hàng là gì, nó quan trọng không và quy trình tổ chức sự kiện tri ân khách hàng như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé
Sự kiện tri ân khách hàng là gì?
Tiệc tri ân là loại tiệc thực hiện những hoạt động tặng quà, tặng những ưu đãi dành cho những khách hàng tiềm năng, những người thường xuyên mua sắm sản phẩm dịch vụ công ty nhiều lần hoặc số lượng nhiều. Nó thể hiện sự cám ơn của phía công ty đối với khách hàng tiềm năng
Có nhiều hoạt động diễn ra trong tiệc tri ân như: khai mạc, giới thiệu, trò chuyện, tặng quà, ca nhạc, dùng thử…
Các hình thức tri ân khách hàng
- Chương trình khách hàng thân thiết
- Chương trình giảm giá vào các dịp đặt biệt
- Tổ chức trò chơi, giveaway
- Trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ miễn phí
- Tặng quà sinh nhật cho khách hàng
- Tổ chức tiệc tri ân khách hàng
Vai trò tiệc tri ân khách hàng
Tiệc tri ân là sự kiện để phía doanh nghiệp và khách hàng gặp mặt trực tiếp, bày tỏ những lời cảm ơn, những tấm lòng chân thành từ phía doanh nghiệp với khách hàng. Giúp khách hàng được trải nghiệm những sản phẩm tốt của doanh nghiệp, cảm nhận được sự ưu đãi quan tâm mà doanh nghiệp dành tặng họ. Từ đó họ có cái nhìn ấn tượng về phía công ty. Họ sẽ tiếp tục trở thành khách hàng trung thành, thậm chí còn giới thiệu sản phẩm công ty tới bạn bè
Tiệc tri ân còn là dịp để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến đúng khách hàng mục tiêu, để họ trực tiếp dùng thử sản phẩm và đưa ra những góp ý trực tiếp
Quy trình tổ chức sự kiện tri ân khách hàng hiệu quả
Sự kiện tiệc tri ân thành công sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng tiềm năng. Quảng bá rộng rãi sản phẩm đến nhiều thị trường khách hàng khác nhau. Vì thế hãy có một kế hoạch tổ chức sự kiện tri ân chi tiết, đảm bảo buổi tiệc diễn ra thành công và để lại nhiều ấn tượng trong lòng khách hàng.
Quy trình tổ chức tiệc tri ân khách hàng như sau:
1. Xác định đối tượng và lên danh sách khách mời
Bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới và từ đó sẽ lên danh sách khách mời tiệc tri ân là những khách hàng mục tiêu đó. Khi xác định được tập khách mời, số lượng khách mời thì sẽ lựa chọn địa điểm tổ chức, dự trù kinh phí
2. Xác định thời gian và địa điểm tổ chức
- Thời gian
Để đảm bảo sự tham gia của khách hàng, lễ tri ân khách hàng nên được tổ chức vào những ngày cuối tuần như thứ 7 hay ngày Chủ nhật
Thời gian tổ chức ưu tiên chọn buổi tối trong khoảng 18h – 20h
- Địa điểm
Dựa vào số lượng khách mời để lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp. Ưu tiên lựa chọn những địa điểm gần trung tâm, có chỗ để xe, dễ tìm
- Lên ý tưởng, chủ đề cho chương trình
Nếu bạn không muốn tiệc tri ân không có ai tham gia hoặc người tham gia bỏ về giữa chừng thì hãy lên ý tưởng sáng tạo cho tiệc tri ân hôm đó. Tiệc tri ân cần có một chủ đề nhất định, mang ý nghĩa truyền tải thông điệp của phía doanh nghiệp đến với khách hàng. Thường doanh nghiệp hiện nay hay chọn những chủ đề mang ý nghĩa nhân văn, đánh vào lòng tin, niềm tin của khách hàng
4. Xây dựng kịch bản
Để buổi tri ân diễn ra tốt đẹp tránh có những phát sinh bất ngờ khiến bạn không lường được và chưa thể chuẩn bị kịp thì bạn cần có kịch bản sơ bộ cho sự kiện tri ân hôm đó. Và buổi tiệc tri ân cứ bám sát theo sự kiện đó để diễn ra. Như thế bạn sẽ dễ kiểm soát và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn.
Kịch bản tổ chức sự kiện tri ân thường như sau:
- Đón khách: Lễ tân đón khách, checkin, dẫn khách tới vị trí ngồi phù hợp
- Mc giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu, khách mời tham dự chương trình
- Đại diện công ty doanh nghiệp phát biểu mở đầu sự kiện. Gửi lời cảm ơn đến các khách hàng thân thiết và có thể giới thiệu những chính sách của công ty
- Chương trình văn nghệ giao lưu
- Khai tiệc và mời khách mời dùng tiệc
- Chương trình minigame, rút thăm may mắn, quay số trúng thưởng
- Phát biểu bế mạc sự kiện, phát biểu từ phía khách mời tham dự, tặng hoa, quà
- Quà tặng: Quà tặng gửi cho khách mời khi họ ra về để nhằm tri ân
5. Triển khai thực hiện
Theo kịch bản lên sẵn thì bắt đầu triển khai đến ngày. Cần lập các đội các team bộ phận để chia nhau ra thực hiện, mỗi team mỗi bộ phận sẽ có trưởng bộ phận giám sát, là người chịu trách nhiệm nếu mọi thứ xảy ra sai xót tại bộ phận đó
- Lên thiết kế các hạng mục như thư mời, quà tặng, backdrop, sân khấu
- Thi công sân khấu, trang trí hội trường, không gian sự kiện sao cho sang trọng, đúng với concept đã lên
- Thuê và lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng chuẩn dùng trong sự kiện
- Lựa chọn và book nhân sự thực hiện chương trình
- Chuẩn bị các phương án b, c nhằm khắc phục những sự việc phát sinh
Thuê địa điểm tổ chức sự kiện tri ân khách hàng