Diễn giả chuyên nghiệp là một nghề thịnh hàng trên thế giới nhất là ở những nước phát triển. Đây là một công việc đem lại mức thu nhập cao, được đi nhiều nơi và chia sẻ những câu chuyện, truyền cảm hứng, niềm tin và tình yêu cuộc sống đến với nhiều người.
Ở nước ta, công việc diễn thuyết mới chỉ bắt đầu xuất hiện chính thức gần đây. Sau khi một số diễn giả nước ngoài được mời đến diễn thuyết tại Việt Nam. Và để trở thành một diễn giả chuyên nghiệp, không phải tự nhiên mà có. Chắc chắn phải có 1 quá trình và những bí quyết luyện tập mới có thể trở thành một diễn giả chuyên nghiệp và đứng trước đám đông. Dưới đây VPLACE sẽ chi sẻ 7 bí quyết sẽ giúp bạn có thể trở thành 1 diễn giả chuyên nghiệp.
1. Một diễn giả chuyên nghiệp đầu tiên phải nói hay
Công cụ mà không một diễn giả nào có thể thiếu đó chính là giọng nói. Để có những lời nói thuyết phục được người nghe. Diễn giả không những phải luyện cho bản thân khả năng nói năng lư loát, rõ ràng, dễ hiểu mà còn phải có ý tưởng, tạo được cảm xúc cho người nghe. Một trong những nguyên lý quan trọng khi làm diễn giả là nói những gì bạn đã trải qua, làm qua, tin tưởng, ban mới chạm đến được tâm hồn, trái tim của người nghe, qua đó truyền niềm tin sang người nghe.
2. Có khả năng diễn tốt
Bạn không thể chỉ đứng im một chỗ và nói không được. Như vậy sẽ gây cho người nghe sự nhàm chán, chính vì thế bạn phải có khả năng diễn tốt. Diễn sao cho người nghe cảm thấy vui vẻ, thoải mái, giúp cho họ tiếp thu kiến thức tốt hơn. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn, giọng điệu, thâm chí diễn xuất nhằm minh họa cho nội dung diễn đạt thêm hấp dẫn. Hơn nữa, là một diễn giả bạn phải nhập tâm, đôi khi hóa thân vào câu chuyện mình đang kể. Hãy làm mọi cách để truyền được sự hào hứng và tăng sức tác động lên người nghe.
3. Phải là người có kiến thức sâu và rộng
Là một diễn giả, chắc chắn rằng bạn sẽ phải có một khối kiến thức đủ sâu và rộng. Không những kiến thức sâu về chuyên môn và đề tài mình nói, diễn giả phảo có kiến thức tổng quát. Để có thể tác động giúp cho một người thay đổi. Bạn phải hiểu được tâm lý , văn hóa, xã hội, nền tảng vì đây sẽ là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vì của họ. Là một diễn giả bạn cũng nên tiềm hiểu thêm nhiều lĩnh vực khác để việc minh họa và thuyết phục của mình dễ đi vào lòng người hơn.
4. Học hỏi và thức hành mọi lúc, mọi nơi
Những điều xung quanh cuộc sống của bạn chính là những điều bạn cần học hỏi. Để phục cho việc bạn trở thành 1 diễn giả chuyên nghiệp. Những gì bạn cần học chủ yếu từ cuộc sống xung quanh bạn, cuộc đời của chính bạn và từ trong sách vở. Vì vậy hãy tập cho bản thân khả năng quan sát, nhìn sâu và đúc kết từ cuộc sống.
Học tập cho bản thân thói quen học cách lắng nghe người khác không thành kiến. Cuộc đời bạn phải là minh chứng sống động nhất cho những gì bạn nói. Và chỉ có cách sống dấn thân và hết mình, gặp gỡ nhiều người, bạn mới dồi dào vốn sống để phục vụ các bài diễn thuyết. Nghề nào cũng vậy, càng thực hành nhiều, rèn luyện bản thân nhiều thì càng sắc sảo. Vị vậy, đừng bỏ qua cơ hội nâng cao khả năng trình bày, thuyết phục, xử lý tình huống…trong vô vàn những lần giao tiếp trong cuộc sống.
5. Tin tưởng vào con người và những điều tốt đẹp
Mọi người được sinh ra trên đời đều muốn sống cuộc đời tốt đẹp, muốn đóng góp cho cuộc sống. Mọi người đều có tiềm năng và có thể thành công nếu biết phát huy tiềm năng của mình. Đó là lý do các diễn giả chọn nghề này để giúp người khác thành công và hạnh phúc hơn. Nếu bạn không có niềm tin kiên định vào con người, bạn sẽ không thề truyền niềm tin cho người nghe để họ tin vào chính bản thân mình. Nên nhớ: mọi người đều có khát vọng vươn lên hoàn thiện bản thân, hoặc sống với những điều tốt đẹp. Nhưng không phải ai cũng đủ can đảm làm điều đó. Bạn sẽ giúp họ có thêm dũng khí!
6. Mong muốn giúp người khác thành công
Diễn giả là người tin vào Luật nhân quả: cho để rồi nhận, giúp người khác thành công và hạnh phúc chính là cách để bạn có được thành công và hạnh phúc. Mong muốn này phải thật sự xuất phát từ nhận thức, từ con tim và cách sống của diễn giả. Nhờ đó, những gì diễn giả chia sẻ với người nghe luôn chân thành. Đôi khi phương pháp diễn giả sử dụng có thể làm người nghe bị “sốc”, nhưng với mục đích nhằm giúp người nghe thay đổi tốt đẹp. Diễn giả giỏi luôn có tấm lòng nhân hậu.
7. Đừng trở thành bản sao của bất cứ ai
Đừng là bản sao của bất cứ diễn giả nào, cho dù họ có tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa. Hãy học hỏi từ họ cách diễn thuyết, xây dựng hình ảnh, quảng bá tên tuổi và tạo sức thu hút đối với người nghe. Nhưng bạn phải sáng tạo cho riêng mình, nếu không bạn sẽ xuất hiện rất nhợt nhạt trước khán giả của mình. Mỗi cá nhân là một kiệt tác của tạo hóa, không ai giống ai. Vì vậy, hãy tạo những nét riêng biệt, độc đáo, mang dấu ấn riêng. Bạn muốn mọi người nhìn bạn để ấn tượng về bạn, hay hình dung ra một người khác?
Nếu bạn đang có nhu cầu thuê phòng hội trường để tổ chức một sự kiện, hội thảo, đào tạo. Hãy liên hệ ngay với VPLACE – Đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê hội trường tại Hà Nội. VPLACE đảm bảo rằng bạn sẽ cảm thấy hài lòng và tin tưởng và dịch vụ mà VPLACE cung cấp.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỆT NAM
☎ Hotline: 0989 618 532 – 0912 123 267
📧 Email: hoitruonghanoi@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 3, tòa 25T2, Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội